Bạn phải để bình chữa cháy ở một nơi bạn có thể thoát ra dễ dàng nếu bạn thấy đám cháy quá nguy hiểm, vậy nên hãy lắp nó gần lối thoát hiểm, trên tầm với của trẻ em.
Hãy chọn bình chữa cháy đa năng được thiết kế cho những vật rắn như gỗ và rác, cho chất lỏng như khí đốt, và cho các đám cháy liên quan đến điện. Những bình chữa cháy này thường được dán nhãn ABC.
Hãy gọi 114 trước khi cố sử dụng bình chữa cháy.
Nếu bạn cố sử dụng bình chữa cháy để dập một đám cháy mà đám cháy không bị dập ngay, hãy bỏ bình chữa cháy xuống mà thoát ra ngoài.
Hầu hết các bình chữa cháy lưu động sẽ cạn trong vòng tám đến mười dây. Bình chữa cháy chỉ hữu dụng nếu là đám cháy nhỏ và chỉ bám vào một đồ vật duy nhất, chẳng hạn như giỏ rác.
Không được sử dụng để dập đám cháy lớn.
Không được sử dụng nếu đang thoát ra hoặc việc sử dụng bình chữa cháy đồng nghĩa với việc đám cháy nằm giữa bạn và lối thoát hiểm.
Màu sơn đỏ chống gỉ của bình phòng cháy chữa cháy là màu được quy định chung của các thiết bị PCCC. Đây là màu nổi bật dễ nhận biết từ mắt người tạo sự chú ý mô tả lên sự nguy hiểm hay khẩn cấp. Ngoài ra theo vật lý thì đây là màu ít bị khúc xạ ánh sáng nhất.
Bình cứu hỏa và khí CO2 hoàn toàn có thể được tái sử dụng, sạc nạp lại tuy nhiên theo nhà sản xuất số lần nạp sạc lại tối đa là 5 lần để bảo đảm bình không xảy ra sự cố trong quá trình sử dụng.
Cách đơn giản nhất bạn có thể cân bình lên và so sánh khối lượng thực của bình với khối lượng trên thông số kỹ thuật mà nhà sản xuất cung cấp. Ngoài ra đối với bình cứu hỏa khí CO2 bạn có thể kiểm tra đồng hồ đo áp suất bình nếu đồng hồ chỉ vạch vàng hoặc đỏ cần tiến hành bảo dưỡng, nạp lại ngay.
Không nên để bình cứu hỏa ngoài trời, với thời tiết nhiệt đới tại Việt Nam việc để bình chữa cháy ngoài trời sẽ gây những hỏng hóc và hao mòn cho bình. Ngoài ra theo khuyến cáo từ nhà sản xuất không nên để bình chữa cháy tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, những nơi có nhiệt độ trên 55 độ C trong thời gian dài, những nơi dễ va đập. Tốt nhất bạn nên để bình chữa cháy trên giá treo hoặc trong hộp, tủ chữa cháy cũng những thiết bị PCCC khác.
Dầu mỡ, dầu ăn, các chất béo được xếp vào Class F đám cháy thường diễn ra trong nhà bếp. Những đám cháy này được khuyên nên sử dụng bình chữa cháy hóa chất ướt. Hóa chất trong bình sẽ phản ứng hóa học với dầu mỡ tạo thành bọt xà phòng khiến đám cháy nhanh chóng được dập tắt.
Đối với văn phòng có nhiều máy móc, giấy tờ bạn cũng nên sử dụng bình chữa cháy CO2. Kèm theo đó nên để thêm 1 số bình chữa cháy bột khô để ở hành lang để giúp hiệu quả chữa cháy tốt hơn.
Để chữa những đám cháy từ thực phẩm bạn có thể sử dụng bình cứu hỏa bột hoặc bình chữa cháy khí CO2. Bình khí CO2 có thể dập tắt đám cháy trên thực phẩm mà không gây hỏng hóc thực phẩm vì khí CO2 được nén phun ra dưới dạng tuyết và nhanh chóng tan trong không khí.